Bố mẹ nên hiểu rằng con trẻ giống như một tờ giấy trắng, mới sinh ra không ai có thể lễ phép luôn mà cần sự dạy dỗ từ gia đình. Dạy con lễ phép không phải là một việc khó nhưng chỉ cần phạm phải những sai lầm sau có thể ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của con về sau.
5 điều bố mẹ nên tránh để dạy con lễ phép
“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là chỉ cách nuông chiều của những người phụ nữ với con cái mình. Khi con được chiều chuộng sẽ khiến con bướng bỉnh, khó bảo. Vì thế việc dạy trẻ lễ phép sẽ trở nên khó khăn. Nhiều gia đình mắc phải những sai lầm sau khi dạy con sẽ khiến con bực bội, uất ức dễ dẫn tới việc con cái không nghe lời, phản kháng. Bố mẹ nên lưu ý nhé!
+) Dạy con lễ phép là tuyệt đối không dùng từ ngữ tiêu cực
Không phải tự nhiên sinh ra con có tính cách lười nhác hay chậm chạp,… Đó là những hành vi nhất thời. Nguyên nhân trẻ lười có thể là do cách dạy học không đúng phương pháp, con chậm chạp có thể là do không được sự hướng dẫn,…
Khi con có những biểu hiện như vậy thay vì những lời chê trách, bố mẹ nên động viên, cổ vũ, khuyến khích con. Tránh những lời nói tiêu cực khiến con trở nên tự ti, buồn chán như: Sao con làm gì cũng chậm thế, mày giống ai mà lười thế, ngu thế, học dốt thế,… Những từ ngữ đó vô tình làm con bị tổn thương dần trở nên chán nản và mặc kệ, thậm chí bực bội phản kháng gây ra hành động thiếu kiềm chế cảm xúc.
Khi con người phản kháng sẽ không tránh khỏi những từ ngữ thô tục, vì thế để dạy con lễ phép nên tránh từ tiêu cực bố mẹ nhé!
+) Từ ngữ thô tục dễ gây ấn tượng với con
Một câu trêu đùa của bố mẹ, những câu nói hàng ngày trước mặt con cũng có thể khiến con bắt chước. Chính vì thế, để dạy trẻ lễ phép, ngoan ngoãn đồng nghĩa với việc không sử dụng từ ngữ thô tục. Đặc biệt, bố mẹ phải nhắc nhở con không nên nói những từ đó.
+) Không nên bình phẩm, so sánh con với đứa trẻ khác
Nhiều bố mẹ thường đem con mình với con hàng xóm, con bạn bè. Lúc nào cũng muốn con mình phải được như “con nhà người ta”. Thế nhưng đó đều là do cách bố mẹ giáo dục con từ nhỏ. Trẻ em cũng có lòng tự trọng nên đừng đem chúng ra để so sánh vì điểm xuất phát vốn dĩ là khác nhau.
Dạy con lễ phép, ngoan ngoãn, nghe lời bằng những gì con có và chủ yếu từ bố mẹ sẽ rất dễ dàng để con tự giác và ý thức từ việc học cho đến việc phụ giúp bố mẹ.
+) Dùng thái độ bậc trên ép buộc trẻ là cách sai khi dạy con lễ phép
Con lễ phép với tất cả mọi người khi con được mọi người tôn trọng. Đừng ép buộc hay bắt con phải nghe theo mình mà hãy cho con có ý kiến riêng của mình. Những câu hỏi như con cảm thấy như thế nào, theo con liệu như thế có tốt không,… sẽ giúp trẻ vừa có chính kiến riêng, vừa phát huy được trí tuệ của mình.
+) Dạy con lễ phép đồng nghĩa với việc không nên đưa ra câu mệnh lệnh
Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông là người lớn nói sao, trẻ con phải làm theo. Nếu bố mẹ, thầy cô ra lệnh cho con sẽ khiến con bất mãn trong lòng. Từ đó, khiến con có những thái không tốt, hỗn láo. Vì thế, việc dạy trẻ lễ phép đồng nghĩa với việc tránh ra lệnh cho con.
5 điều bố mẹ nên làm để dạy con lễ phép hơn
Những điều bố mẹ nên tránh là trên rồi vậy việc dạy con lễ phép thì cần làm như thế nào? Thử áp dụng phương pháp sau đây khi dạy con, đặc biệt khi đã bắt đầu biết nói.
+) Dạy con lễ phép từ trong nhà
Không chỉ dạy con lễ phép với ông bà, cha mẹ trong nhà mà phải giữ thái độ đó với tất cả mọi người lớn hơn mình. Bố mẹ nên dạy con xưng hô với anh chị như thế nào, cô dì, chú bác và bố mẹ, ông bà như thế nào là đúng. Đối với em nhỏ hơn mình thì phải ra sao. Chính những điều đó là bước đầu hình thành một em bé ngoan rồi đó!
+) Dạy con chào tất cả mọi người bằng nụ cười thân thiện
Việc chào hỏi không phải là bắt buộc, bố mẹ khi dạy trẻ lễ phép với người lớn phải dạy cả việc tại sao mình phải tôn trọng họ, họ đáng được con tôn trọng ra sao,… Như thế, việc chào hỏi của con sẽ không là bắt buộc mà là sự kính trọng và từ những chân thành. Hãy nói với con rằng: “Một lời chào hỏi kèm nụ cười của con sẽ khiến mọi người thấy vui vẻ, thoải mái hơn đó!”
+) Dạy con lễ phép tức là phải biết Trên – Dưới
Điều con trọng để dạy con lễ phép là giúp con hiểu được thế nào là trên dưới. Quy tắc “Kính trên, nhường dưới” phải được áp dụng. Khi con có lòng vị tha, sự nhường nhịn và sự kính trọng tự nhiên con sẽ biết lễ phép thôi!
+) Dạy con biết nói lời cảm ơn và xin lỗi
Đến cả người lớn, nhiều người còn không biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. Có thể là do họ không quen nhận lỗi về mình và không hiểu như thế nào là đúng sai. Ngay từ bé, trong mỗi tình huống bố mẹ hãy chỉ cho con ở trường hợp nào cần nói cảm ơn và lúc nào nên nói xin lỗi. Khi con ý thức được điều đó, tự khắc con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan và biết điều.
+) Cha mẹ, ông bà luôn phải làm gương cho con về sự lễ phép
Con tiếp xúc với ai nhiều sẽ học hỏi từ chính những người đó. Vì vậy mới nói, con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ, ông bà. Để dạy trẻ lễ phép với người lớn thì bố mẹ trước mặt con cũng phải lễ phép với anh chị (bác bá), cha mẹ (ông bà),…
Ngoài ra, khi con ở độ tuổi tập nói, có thể bập bẹ phát âm theo thì hãy nói những từ ngữ lễ phép. Lễ phép với con sẽ giúp con học theo và lễ phép với người khác.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những điều cần tránh và những gì nên làm để dạy trẻ lễ phép. Các bố mẹ có thể áp dụng ngay để thấy được hiệu quả! Chúc bố mẹ thành công và có những cô công chúa và những chàng hoàng tử ngoan ngoãn, lễ phép!