Thời gian gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đậu nành có những nhược điểm làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy thực hư điều này ra sao?
Từ lâu, đậu nành là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong văn hoá ẩm thực của nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam..
Đã có những thời điểm, đậu nành được coi là “siêu thực phẩm” có lợi cho tim, xương, sự phát triển của cơ thể nói chung, và thậm chí có thể đóng vai trò phòng ngừa sớm một số bệnh ung thư.
Tuy nhiên, thời gian gần đây cũng xuất hiện thông tin cho rằng đậu nành có những nhược điểm làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Vậy những niềm tin này xuất phát từ đâu? Cơ sở khoa học nào chứng minh được mối liên quan giữa đậu nành và các kết quả tác động đến cơ thể con người? Các bà nội trợ cần “ứng phó” như thế nào giữa quá nhiều luồng ý kiến trái ngược?
Bí quyết nằm ở việc
hiểu đúng kiến thức & biết đủ thông tin khi lựa chọn loại thực phẩm này cho bản thân và gia đình.
Sữa đậu nành nói riêng và đậu nành nói chung có tốt cho trẻ nhỏ?
Đã đến lúc “minh oan” cho đậu nành
Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về đậu nành cho rằng sữa đậu nành không tốt cho trẻ nhỏ. Niềm tin này có thể đến từ quan điểm truyền thống: sữa bò là thực phẩm tốt nhất để tăng chiều cao và phát triển thể chất, trí tuệ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại đại học McGill đã đăng tải một công bố vào tháng 02/2017 trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm của Canada, trong đó chỉ ra rằng sữa bò không phải lúc nào cũng là đồ uống an toàn nhất cho trẻ em hoặc người lớn.
- Lactose trong sữa bò là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em (2% - 4% trẻ em bị dị ứng sữa)
- Ngoài ra, sữa bò, đặc biệt là sữa tươi chưa tiệt trùng còn tiềm ẩn nguy cơ mang theo mầm bệnh E. coli (đại dịch gây ra thiệt hại về người trên 5 bang của Hoa Kỳ vào T4/2019 vừa qua).
Để tìm kiếm một nguồn dinh dưỡng thay thế sữa bò, nghiên cứu này đã so sánh hồ sơ dinh dưỡng của sữa bò và 04 loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo và sữa dừa.
Kết quả cho thấy sữa đậu nành - chứa các dưỡng chất thiết yếu với sức khỏe tổng thể, bao gồm cơ thể và trí não - là “ứng cử viên” hàng đầu có thể thay thế sữa bò.
Sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng dồi dào vượt xa các sản phẩm từ sữa thực vật khác
Một quan điểm sai lệch khác về sữa đậu nành là sử dụng đậu nành thường xuyên sẽ khiến bé trai bị nữ tính hóa & gây rối loạn sinh lý ở nam giới.
Nguyên do đến từ chất isoflavones được tìm thấy trong đậu nành. Đây là một phytoestrogens - một loại “estrogen” của thực vật - hormone thường được gắn với phụ nữ.
Thực tế, estrogen đóng vai trò quan trọng đối với cả nam giới và nữ giới. Vì sự phổ biến và những tranh cãi xung quanh đậu nành mà isoflavones là hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, không có sự liên hệ rõ ràng giữa tiêu thụ đậu nành và việc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ sinh lý của nam giới nói chung và các bé trai nói riêng. Đa số nghiên cứu đồng ý với những lợi ích về sức khoẻ mà phytoestrogens mang lại.
Đừng để trẻ nhỏ “thiếu dinh dưỡng” trước ngưỡng cửa của “kho tàng dinh dưỡng”!
Đậu nành và chế phẩm sữa từ đậu nành là nguồn cung cấp canxi và vi chất dồi dào: chất xơ, đồng, sắt, niacin, mangan… và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn sữa bò, có thể thúc đẩy hệ xương phát triển và gia tăng chiều cao của trẻ, hỗ trợ phát triển trí não và các tế bào thần kinh.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn “ghi điểm” vượt trội khi so sánh về thành phần dinh dưỡng.
Trong 8 fl oz (tương đương hơn 200 ml),
- Sữa đậu nành cung cấp lượng protein gần tương đương với sữa bò
90% axit béo và protein thực vật trong sữa đậu nành là chất béo tốt cho sức khỏe.
Lượng đường lại chỉ bằng một phần rất nhỏ (1/12).
- Lượng carbohydrates và chất béo trong sữa đậu nành tuy chỉ bằng 1/2 sữa bò nhưng hoàn toàn là carb phức và chất béo không bão hòa – Phiên bản tốt nhất của 02 loại chất đa lượng “chìa khóa” cho giai đoạn phát triển vàng của cơ thể: trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên…
- Chỉ số cholesterol trong sữa đậu nành bằng 0, nên nguồn năng lượng đậu nành mang lại "lành tính" và “chất lượng” hơn hẳn so với nhiều loại thực phẩm khác.
Đồng thời, sữa đậu nành cũng là giải pháp hữu hiệu giúp các bậc phụ huynh bảo vệ con mình trước tình trạng thừa cân béo phì của trẻ em đang gia tăng.
Đậu nành là một nguồn tài nguyên dồi dào các chất dinh dưỡng thiết yếu, lại khắc phục được những nhược điểm của các loại thực phẩm truyền thống. Bởi vậy, việc loại bỏ sữa đậu nành hay các chế phẩm đậu nành khác khỏi thực đơn là hoàn toàn không cần thiết.
Bí kíp “nằm lòng” của mẹ thông thái khi cho trẻ uống sữa đậu nành.
Cũng theo công bố trên, hai nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt giảm tiêu thụ sữa đậu nành đến từ “nguồn gốc” và “hương vị”.
Nghiên cứu của đại học Virginia Hoa Kỳ cho biết đậu nành là một trong ba thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất hiện nay (GMO). Điều đó dẫn đến tình trạng dị ứng với đậu nành ở người dùng có dấu hiệu gia tăng đáng kể.
Để sử dụng tốt nhất loại thực phẩm thú vị với nhiều dưỡng chất phong phú, bí quyết cho các gia đình nằm ở quy trình 03 bước: Lựa chọn nguồn gốc - Chế biến đúng cách - Liều lượng cân bằng.
Cùng với sự xuất hiện của những chuỗi cửa hàng hiện đại, đặt tiêu chí về sức khỏe người dùng là giá trị cốt lõi hướng đến, người tiêu dùng ngày nay đã có thêm địa chỉ tin cậy, tiện lợi khi muốn tìm kiếm những sản phẩm chất lượng từ đậu nành.
Bí quyết khi sử dụng đậu nành nằm ở quy trình 03 bước: Lựa chọn nguồn gốc - Chế biến đúng cách - Liều lượng cân bằng
Lựa chọn nguồn gốc:
Được lựa chọn kỹ lưỡng từ hạt giống đến cách trồng trọt và thu hái, chế biến, đậu nành của Soya Garden hữu cơ 100% không chứa thành phần hóa học, đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe về mặt chất lượng cho thành phẩm.
Chế biến đúng cách:
Xuất phát từ sự thấu hiểu về khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng, Soya Garden cung cấp các sản phẩm đa dạng hương vị, đáp ứng được nhiều sở thích và độ ngọt được điều chỉnh theo nhu cầu của từng cá nhân.
Liều lượng cân bằng:
Liều lượng được khuyến cáo đối với thanh niên và người trưởng trưởng thành khoảng 500ml và với trẻ em là 250 ml/ ngày.