Cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bé ở mỗi giai đoạn phát triển. Điều này giúp bé được lớn khôn khỏe mạnh, duy trì tăng trưởng ổn định và có đề kháng vững vàng để vượt qua bệnh tật. Dưới đây là 6 bí quyết bảo vệ sức khỏe của con toàn diện, cha mẹ nào cũng cần biết.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Từ giai đoạn 6 tháng tuổi, kháng thể IgG được sữa mẹ cung cấp đã giảm đi rất nhiều. Lúc này, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện nên không thể sản xuất kháng thể tự nhiên, dẫn đến trẻ có đề kháng yếu ớt, dễ bị nhiễm bệnh khi giao mùa. Để chăm sóc sức khỏe cho bé và tăng cường miễn dịch tối ưu, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ:
Dinh dưỡng khoa học
Xây dựng bữa ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất tốt cho đề kháng bao gồm chất béo (cá hồi, quả bơ, dầu oliu); chất đạm (ức gà, yến mạch, bông cải xanh); tinh bột (khoai lang, yến mạch, các loại đậu); vitamin C (kiwi, đu đủ, súp lơ trắng); vitamin E (rau chân vịt, hạnh nhân, hạt hướng dương); vitamin A (xoài, cà rốt, ớt chuông); kẽm (lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, hải sản); sắt (các loại ngũ cốc, hạt mè, rau bó xôi); lysine (thịt bò, thịt gà, trứng); hoặc selen (nấm, phô mai, quả hạch).
Song song đó là bổ sung cho bé thực phẩm probiotics chứa vi khuẩn sống có lợi (sữa chua), prebiotics chứa chất xơ và oligosaccharide (chuối, hành tây) để phát triển lợi khuẩn đường ruột, nâng cao miễn dịch, giúp trẻ hạn chế ốm vặt hay gặp phải vấn đề tiêu hóa.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](https://8486d3381d.vws.vegacdn.vn/UploadFolderNew/Image/news//2024/mnlongbiena/admin/2024_5/6/dd_6520241645.jpg?w=1130)
Hãy chăm sóc sức khỏe cho bé bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giúp con được lớn khôn toàn diện
Vận động thường xuyên
Khuyến khích trẻ em luyện tập thể thao, tham gia hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc nhảy dây. Nếu ở nhà, hãy cho bé phụ mẹ bằng cách dọn dẹp, lau dọn nhà cửa và chuẩn bị bữa ăn. Đôi khi, đây là cách chăm sóc sức khỏe đơn giản, phù hợp với bé.
Chăm sóc cơ thể
Tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, đánh răng hai lần một ngày, rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn, hoặc sau khi tham gia hoạt động vui chơi.
2. Tiêm phòng đầy đủ cho con
Tiêm chủng là phương pháp tạo ra kháng thể chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe của bé bằng cách ngăn ngừa bệnh lý truyền nhiễm. Tùy vào độ tuổi phát triển, trẻ em được chỉ định tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết, điển hình như:
• Vắc xin phòng thủy đậu, bệnh sởi, quai bị hoặc rubella, đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi.
• Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu, đối với trẻ em từ 6 tuần - 5 tuổi.
• Vắc xin phòng tiêu chảy do nhiễm Rotatus, đối với trẻ em từ 6 - 24 tuần tuổi (dùng loại Rotarix), 6 tuần - 6 tháng tuổi (dùng loại Rotavin), 7.5 - 32 tuần tuổi (dùng loại Rotateq).
• Vắc xin phòng cúm, đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi.
• Vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt, đối với trẻ em 6 tuổi.
• Vắc xin phòng thương hàn, đối với trẻ từ 2 tuổi.
Hiện nay, chương trình tiêm chủng đã được triển khai và mở rộng ở hệ thống bệnh viện hoặc trung tâm y tế trên toàn quốc. Ngoài lựa chọn địa chỉ uy tín, bố mẹ cần ghi nhớ lịch khuyến cáo định kỳ, để con được tiêm phòng đầy đủ, tăng cường đề kháng tối ưu. Một số trường hợp bị nhỡ ngày hẹn, tùy vào vắc xin và tình trạng của bé, bác sĩ có thể cân nhắc lịch tiêm bù trong thời gian sớm nhất.
3. Chăm sóc sức khỏe cho bé bằng cách ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ được lớn khôn khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Một giấc ngủ ngon và ổn định hỗ trợ tăng cường đề kháng, cải thiện tư duy, cũng như phát triển chiều cao lý tưởng cho bé. Đó là chưa kể khi ngủ đủ giấc, trẻ ít có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc hoặc mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, để nâng cao sức khỏe của con, bố mẹ nên chăm sóc từ giấc ngủ.
Tuỳ vào thói quen cũng như độ tuổi, mỗi trẻ có thời gian ngủ khác nhau. Cụ thể là trẻ sơ sinh cần có 18 - 20 giờ/ngày, trẻ mới biết đi cần có 12 - 13 giờ/ ngày và trẻ em đang học mẫu giáo cần có 10 giờ/ngày. Bên cạnh giấc ngủ vào ban đêm, hãy tập cho bé thói quen ngủ trưa mỗi ngày. Theo chuyên gia, ngủ trưa hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa nguy cơ béo phì ở trẻ. Thông thường, trẻ em ngủ nhiều vào ban ngày trong giai đoạn sơ sinh. Khi đã lớn hơn, trẻ có thể ngủ ít với một giấc ngắn khoảng 20 phút hoặc từ 1 đến 2 giờ.
Để tạo điều kiện cho giấc ngủ tốt hơn, bố mẹ nên lựa chọn vị trí an toàn, thoáng mát, ít ánh sáng và tiếng ồn. Cần lưu ý không thúc ép hay đánh thức đột ngột bởi điều này khiến bé trở nên mệt mỏi, cáu gắt. Ngoài ra, không được cho con ngủ trưa quá lâu, nếu không có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](https://8486d3381d.vws.vegacdn.vn/UploadFolderNew/Image/news//2024/mnlongbiena/admin/2024_5/6/ngu_6520241646.jpg?w=1130)
Một giấc ngủ sâu vào buổi trưa giúp bé phát triển tốt về não bộ, trí nhớ và khả năng tập trung
4. Không được tự ý cho bé uống thuốc
Lạm dụng thuốc ở trẻ em có thể gây ra vấn đề tiêu chảy, phát ban, suy giảm hệ miễn dịch hoặc tổn thương đến gan và thận. Thông thường, đối với trường hợp trẻ bị ốm, khuyến cáo bố mẹ nên chăm sóc sức khỏe cho bé bằng cách bổ sung đủ nước, tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng. Sau một tuần, nếu bệnh không có dấu hiệu khả quan thì hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và chỉ định thuốc phù hợp, không tự ý cho bé uống thuốc tại nhà, nhất là thuốc kháng sinh.
5. Theo dõi các triệu chứng bất thường của bé
Không ít phụ huynh trở nên lo lắng khi chứng kiến con yêu bị ốm vặt thường xuyên. Trên thực tế, điều này hết sức bình thường do hệ miễn dịch phải thích nghi với tác nhân có hại, nhằm nâng cao đề kháng tối ưu. Quan trọng là bố mẹ cần theo dõi triệu chứng để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bạn có thể tham khảo và ghi nhớ một số dấu hiệu của bệnh lý thường gặp như sau:
• Triệu chứng của viêm phổi: Trẻ bị khó thở, thay đổi màu da, kén ăn, lo lắng hoặc sốt cao.
• Triệu chứng của nhiễm khuẩn Rotavirus: Trẻ bị mệt mỏi, lo lắng, sốt, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi hoặc ho khan.
• Triệu chứng của viêm phế quản: Trẻ bị sốt cao, ho, yếu người, khó thở, đau đầu, đổ mồ hôi hoặc thay đổi màu da.