Dị ứng thời tiết được hiểu chung là tình trạng cơ thể bị phản ứng quá mức trước sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và không khí. Bệnh dị ứng thời tiết thường xuất hiện tại những người có miễn dịch kém, cơ địa dễ nhạy cảm và dị ứng. Vào những ngày thời tiết hanh khô, lạnh hoặc nóng ẩm hoặc khí hậu trong giai đoạn chuyển mùa sẽ dẫn đến dị ứng thời tiết.
  !important;
1. Dấu hiệu nhận biết
Ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết thường gây ra tổn thương da và một số triệu chứng toàn thân. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên các triệu chứng của bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng. Những triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể kể đến như:
- Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ, da sẩn ngứa, mọc tại một khu như mặt, cổ, ngực, chân tay hoặc lan tỏa khắp người từng vùng dày đặc.
- Da bị nóng rát do tổn thương, khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.
- Những nốt đỏ trên da gây ngứa ẩm ỉ hoặc dữ dội khiến trẻ thường hay lấy tay cào.
- Trẻ bị nóng sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao.
- Cơ thể trẻ bị mất nước do mất cân bằng điện giải dẫn đến tình trạng trẻ bị chán ăn, kém tập trung và lười vận động, người uể oải.
Bên cạnh đó, những trẻ có các bệnh lý nền, có địa yếu, dị ứng thời tiết có thể làm có triệu chứng của viêm mũi dị ứng ,viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](https://8486d3381d.vws.vegacdn.vn/UploadFolderNew/SGDLongBien/2023/Image/mnlongbiena/2023_11/d1_07112023.jpg?w=1130)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Nguyên nhân dị ứng ở trẻ
Nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là do hệ miễn dịch kém và thể trạng yếu. Chính vì vậy, trẻ thường nhạy cảm hơn trước những thay đổi về nhiệt độ, không khí, gió, ánh nắng và độ ẩm. Hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên IgE nhằm giúp đối kháng với các yếu tố kích thích nhưng do sự thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích nghi nên xảy ra dị ứng.
Ngoài những yếu tố do cơ địa hoặc sự suy yếu của hệ miễn dịch, dị ứng thời tiết của trẻ nhỏ cũng dễ bị kích thích bởi các yếu tố gây nên như:
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Độ ẩm xuống quá thấp.
- Sự xuất hiện của nấm mốc, phấn hoa, vi khuẩn và bụi bẩn trong không khí.
- Độ ẩm tăng cao và nhiệt độ nóng nhanh khiến da đổ nhiều mồ hôi gây ngứa và làm vi khuẩn tấn công nhanh hơn.
3. Trẻ bị dị ứng phải làm sao?
Khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết cha mẹ cần bình tĩnh và nghĩ giải pháp điều trị bệnh cho trẻ ngay. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới các trung tâm y tế để các bác sĩ tiến hành các biện pháp khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau và thời gian điều trị khác nhau.
Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp.
4. Biện pháp phòng tránh bé bị dị ứng thời tiết
Thời điểm giao mùa là lúc bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ dễ bùng phát nhất. Vì vậy ba mẹ nên lên chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường nghỉ ngơi phù hợp để phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em!
- Về ăn uống:
- Cha mẹ nê !important;n cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm tươi mát. Điển hình như các loại rau củ quả, trái cây tươi, các loại cá, rau lá xanh…
  !important;
- Giú !important;p trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn không cần cho trẻ ăn kiêng cũng như không cần hạn chế đồ ăn của trẻ nếu trẻ không có tiền sử bị dị ứng sau khi ăn các loại thực phẩm.
  !important;
- Tăng cường sức đề khá !important;ng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung lượng vitamin cần thiết có trong trái cây vào cơ thể. Cụ thể như nước cam, dâu tây, bưởi, dưa hấu, dứa…
  !important;
- Về sinh hoạt:
- Hạn chế cho trẻ sinh hoạt ngoà !important;i trời khi thời tiết chuyển mùa.
  !important;
- Nê !important;n trang bị cho trẻ khăn cổ, đầy đủ áo ấm, mũ, găng tay, tất… khi ra ngoài.
  !important;
- Bê !important;n cạnh đó bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng đồ vải như các con thú nhồi bông, rèm, thảm… có khả năng bám nhiều bụi bẩn
  !important;
- Cần hạn chế cho trẻ tiếp xú !important;c, sinh hoạt ở những nơi có nhiều bụi như kho chứa đồ và nhớ mở cửa thông thoáng.
  !important;
- Cho trẻ tắm nước má !important;t, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên để loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và niêm mạc hô hấp.
  !important;
- Về nghỉ ngơi:
- Vệ sinh mô !important;i trường nghỉ ngơi sạch sẽ, thường xuyên dọn sạch nhà cửa, phòng ngủ và những nơi ẩm mốc.
  !important;
- Trong trường hợp cá !important;c dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị dị ứng thời tiết xuất hiện ngày càng nhiều khi trẻ ở trong nhà, cha mẹ cần thường xuyên giúp trẻ thay chăn ga.
  !important;
- Trong trường hợp thời tiết lạnh , nê !important;n giữ ấm cho trẻ đồng thời tránh để trẻ di chuyển và vui chơi ngoài trời.
  !important;
- Với trường hợp thời tiết nó !important;ng, mẹ nên cho bé tắm 2 lần/ ngày để hạ thân nhiệt, giảm mồ hôi. Bên cạnh đó nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để giảm ma sát và kích ứng lên da.
  !important;
Trẻ bị dị ứng thời tiết hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa nhưng nếu chủ quan có thể tái phát nhiều lần và trở thành nguyên nhân mắc các bệnh lý cơ địa của trẻ sau này như: viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Vì vậy, nếu như thấy các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên chủ động có các phương án điều trị, chăm sóc trẻ đúng cách.