Thuật ngữ "suy dinh dưỡng thấp còi" được WHO sử dụng để mô tả những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, có chiều cao chậm phát triển so với những đứa trẻ bình thường.
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ không chỉ biến chứng lên chiều cao mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố tâm sinh lý khác đến suốt cuộc đời, bao gồm:
- Rối loạn tâm sinh lý giai đoạn dậy thì.
- Chiều cao ở lúc trưởng thành thấp hơn so với người khác.
- Chỉ số IQ thấp.
- Dễ bị béo phì, bệnh tim và tăng huyết áp khi trưởng thành.
- Nguy cơ sinh non cao và dễ bị biến chứng thai sản.
Chiều cao không phải là yếu tố quyết định thành công. Tuy nhiên, khi thấy bản thân thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa, tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Làm sao để biết con thấp còi? Ba mẹ hãy tiến hành đo chiều cao cho trẻ. Nếu chiều cao của con rơi vào hai trường hợp sau đây, thì đó là dấu hiệu của thấp còi.
- Chiều cao rơi vào ngưỡng dưới -2SD, tức là chiều cao của trẻ thấp hơn nhiều so với chiều cao chuẩn. Lúc này, trẻ cần phải khám dinh dưỡng gấp.
- Chiều cao thấp nhưng chưa tới ngưỡng -2SD. Ba mẹ cần lưu tâm và phải can thiệp dinh dưỡng cho trẻ.
Nếu chiều cao của con bình thường, ba mẹ nhất định phải duy trì chế độ ăn uống hiện tại, kết hợp liều chuẩn vitamin D3 mỗi ngày để giúp trẻ khỏe và mau lớn.
Khi thấy con thấp còi, ba mẹ không nên lo lắng quá mức. Thay vào đó, ba mẹ hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé, vì dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của chiều cao. Dưới đây là những cách tăng chiều cao cho bé, ba mẹ nên biết:
- Bổ sung vitamin D3 mỗi ngày: Vitamin D3 là yếu tố quyết định xuyên suốt trong quá trình phát triển chiều cao của bé. Mỗi ngày chỉ cần xịt 400IU (xịt 1 lần) cho bé dưới 12 tháng tuổi và 800IU (xịt 2 lần) cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ưu tiên chọn chế độ dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh và cân đối, sao cho đảm bảo đầy đủ các nhóm như đạm - đường - chất béo, chất xơ và các khoáng chất cần thiết.
- Chế độ ăn giàu canxi: Canxi trong chế độ ăn cần duy trì trung bình 500mg/ngày. Chế độ ăn bao gồm thức ăn và sữa, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc.
- Vận động thể chất: Việc tham gia tích cực các hoạt động thể chất sẽ giúp cho cơ bắp, khớp và hệ thống dây chằng phát triển, đồng thời tạo điều kiện để xương phát triển dài ra.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và sâu tác động tới chiều cao một cách mạnh mẽ. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hóc môn tăng trưởng giúp bé phát triển và tăng chiều cao.
-
-
Bé suy dinh dưỡng thấp còi sau 2 tuổi rất khó hồi phục. Quan trọng nhất là giai đoạn 2 năm đầu của trẻ, bởi vì suy dinh dưỡng mạn tính sau 2 tuổi rất khó điều trị và để lại nhiều biến chứng về sau. Do đó, để tăng chiều cao cho bé, ba mẹ nên can thiệp sớm vào tình trạng thấp còi, tốt nhất trong giai đoạn trước 2-3 tuổi.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý đến các giai đoạn tăng chiều cao của bé để có những cách cải thiện chiều cao cho con hiệu quả. Theo đó, hai giai đoạn tăng chiều cao nhanh nhất của cuộc đời là: lúc mới sinh tới 5 năm đầu đời và hai năm giai đoạn dậy thì.
Giai đoạn ở giữa hai thời điểm này, chiều cao có tăng nhưng tăng rất chậm. Hơn nữa, khả năng tăng chiều cao ở giai đoạn sau dậy thì cũng gần như không còn.
-
Việc tăng chiều cao cho bé phải được thực hiện ngay từ những năm tháng đầu đời để bé có nhiều cơ hội phát triển chiều cao tối ưu.