An toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người cũng như tính mạng và sự phát triển của giống nòi. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Ngay bây giờ, hãy nắm chắc cho mình những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm mà Luatvn.vn chia sẻ dưới đây, để đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người xung quanh.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Trước khi tìm hiểu về những điều cần biết trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, Luatvn.vn muốn bạn biết được những nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm:
- Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (chiếm 33 – 49%): chủ yếu là có vi khuẩn Listeria, các chủng E.Coli, Clostridium Perfringens, Salmonella.
- Độc tố (chiếm 20 – 30%): có khuẩn Clostridium Perfringens xuất hiện trong các món hâm nóng và nướng, khuẩn Staphylococcus Aureus trong các món làm bằng tay.
- Thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (chiếm 11 – 27%): chứa hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thực phẩm, các phân tử CN-, As, Cl -, Hg, Pb, Benladol.
- Do thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên (chiếm 6 – 37,5%): như xyanua (có trong sắn, măng…), phytate (trong ngũ cốc), ancaloit (trong khoa tây mọc mầm), axit oxalic (trong khế, me…), nấm mốc, histamin (trong thức ăn ôi thiu), tetrodotoxin (trong nấm độc, cá nóc, thịt cóc..,).
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp bị ngộ độc mà không thể xác định được nguyên nhân. Theo một số thống kê của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy:
- 87,5% thực phẩm đường phố ăn ngay nhiễm vi sinh
- 55,2% kem ăn không đạt chất lượng (với 75,4% E.coli; 70,3% Staphaurex).
- 85,7% nước giải khát lề đường không đạt tiêu chuẩn…
Đó là chưa kể các thức ăn chứa các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học) hay bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch).
Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm
Dù bạn là cá nhân hay tổ chức, cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm đều cần phải ghi nhớ những điều về an toàn thực phẩm sau:
Đồ nhựa dùng lại
Những sản phẩm nước uống đóng chai và chai đựng nước ngọt thường được làm từ nhựa PET, đây là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng trong 1 lần sử dụng. Trong trường hợp người dùng sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với nhiệt độ, ánh nắng và thời gian thì các hóa chất của nhựa sẽ ngấm vào nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn không có cách nào để rửa sạch chúng, vì vậy không dùng lại những sản phẩm đồ nhựa này.
Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm không bọc thực phẩm bằng báo
Trong mực in của báo có chứa hóa chất, đặc biệt là hàm lượng chì khá cao. Nếu sử dụng báo để bọc thực phẩm thì chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo sang thực phẩm, rồi theo thực phẩm vào cơ thể con người. Chì là một nguyên tố hóa học khó đào thải, khi lắng đọng lại với một mức độ nhất định sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Chưa kể, một tờ báo đến tay bạn trải qua rất nhiều khâu, từ nhà in, đường phố, đến người đọc…Bụi bẩn cũng từ đó mà tích lũy bụi bận, tạo điều kiện cho ký sinh trùng, vi khuẩn bám dính và phát triển.
Sử dụng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm
Đây cũng là một trong những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi mặc dù nhôm có đặc điểm nhẹ, sạch sẽ lại tiện dụng, nhưng nếu dùng nhôm phế liệu, gia công không đảo bảo xử lý hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ tác động của môi trường…thì khi đun nấu, các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Đặc biệt là khi nấu mặn sẽ tăng tỷ lệ tạo ra muốn nhâm gây độc cho cơ thể.
Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn chua, nóng, mặn thì bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm.
Vì vậy, bạn cần nhớ hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm; không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo công nghệ; không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm; không dùng đồ nhôm để đựng muối mặn, canh chua, làm nộm chua, muối dưa, đánh trứng gà,…;
Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại nói chung
Bất kể là nhôm, gang, đồng hay inox thì người dùng cũng không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu. Bởi lượng axit trong thức ăn sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc oxy hóa lớp bề mặt đựng bằng kim loại. Mặc dù không nhiều, nhưng trong thời gian dài tích tụ trong cơ thể con người sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Đối với những sản phẩm mới dùng cần cọ rửa sạch, cho nước vào nấu sôi, rửa sạch lại sau đó mới dùng để loại bỏ hết các bụi kim loại còn bám trên bề mặt sau quy trình đánh bóng.
Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm
- Có đầy đủ giấy giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Đủ diện tích cho khu vực sản xuất, thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm, đảm bảo an toàn và sạch sẽ theo tiêu chuẩn
- Diện tích nhà xưởng, khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất, thiết kế của cơ sở
- Nhà xưởng cần có kết cấu vững chắc, phù hợp với quy trình, quy mô và tính chất công nghệ sản xuất thực phẩm
- Đủ vệ sinh, đủ nước để sản xuất thực phẩm, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được phép sử dụng theo quy định.
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải và có quy trình xử lý chất thải theo tiêu chuẩn
- Bao bì thực phẩm phải bảo đảm an toàn, chắc chắn; không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm
- Đảm bảo các yếu tố về trạng thiết bị dụng cụ, yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất và bảo quản thực phẩm trong sản xuất theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm mà Luatvn.vn đã tổng kết và chia sẻ lại cho bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm hãy liên hệ với Luatvn.vn để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.